Asian Cup là gì? Những điều cần biết về giải đấu số 1 châu Á

Asian Cup là gì? Những điều cần biết về giải đấu số 1 châu Á

Năm 2019, ĐTQG Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo đã tạo nên “cú nổ” lớn ở đấu trường AFC Asian Cup khi xuất sắc lọt vào top 8 đội mạnh nhất châu Á. Đây là giải đấu được ra đời từ năm 1956, có cấp độ tương đương với giải vô địch quốc gia châu Âu UEFA Euro hay cúp bóng đá Nam Mỹ Copa America. Bài viết hôm nay, cùng Dudoanbongda tìm hiểu chi tiết Asian Cup là gì, lịch sử hình thành, thể thức giải đấu diễn ra như thế nào?

Giải đấu Asian Cup là gì?

AFC Asian Cup, hay còn được gọi là cúp bóng đá châu Á, là một sân chơi quốc tế quy tụ các đội tuyển bóng đá nam hàng đầu châu Á.

Giải đấu này do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức, trải qua một hành trình lịch sử ấn tượng trong việc thúc đẩy bóng đá châu Á lên một tầm cao mới.

Asian Cup là gì ra đời lần đầu tiên vào năm 1956, tại Hồng Kông. Lúc này, giải đấu mới chỉ có sự góp mặt của đội tuyển nước chủ nhà và một vài đội khách mời.

Giải đấu Asian Cup
Giải đấu Asian Cup

Dù không thể so sánh về mặt đẳng cấp, nhưng khá bất ngờ khi Asian Cup còn ra đời sớm hơn giải vô địch các quốc gia châu Âu (UEFA Euro).

Kể từ giải đấu trên đất Hồng Kông, AFC không ngừng mở rộng quy mô và nâng tầm chất lượng Asian Cup trở thành sân chơi uy tín và thu hút rất lớn các đội tuyển hàng đầu châu lục.

Với chu kỳ tổ chức bốn năm một lần, tương tự với VCK World Cup hay Euro, Asian Cup đã từng bước thúc đẩy sự phát triển của bóng đá ở nhiều quốc gia trong khu vực, và Việt Nam chúng ta vinh dự là một trong số đó.

Những thay đổi quan trọng của Asian Cup

Từ năm 1956 cho đến năm 2004, Asian Cup là gì được tổ chức định kỳ với sự tham gia của các ông lớn hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, vì lịch trình bóng đá quốc tế đang dày đặc với Thế vận hội Mùa hè và Giải vô địch bóng đá châu Âu diễn ra trong cùng một năm, AFC đã quyết định dời giải đấu của họ sang một chu kỳ mới để tránh xung đột.

Sau kỳ Asian Cup 2004, AFC quyết định tổ chức vòng chung kết tiếp theo vào năm 2007 (năm lẻ). Đây cũng là kỳ Asian Cup được tổ chức tại Đông Nam Á, với quyền đăng cai thuộc về bốn quốc gia: Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Asian Cup 2019 đánh dấu lần đầu tiên giải đấu của 24 đội tham dự
Asian Cup 2019 đánh dấu lần đầu tiên giải đấu của 24 đội tham dự

Một thay đổi đáng kể khác là việc mở rộng số lượng đội tham dự từ 16 lên thành 24 tại kỳ Asian Cup 2019. Điều này cho phép nhiều quốc gia hơn có cơ hội tham gia và cạnh tranh ở đấu trường châu Á. Cùng với đó người hâm mộ lục địa đông dân nhất thế giới có cơ hội được tận hưởng thêm nhiều trận đấu đỉnh cao.

Asian Cup 2019 cũng là vòng chung kết đầu tiên công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) được đưa vào sử dụng. Việt Nam chúng ta cũng được nếm trải “mùi vị” VAR khi thất bại đáng tiếc trước đội tuyển Nhật Bản ở vòng tứ kết giải đấu năm đó.

Trong tương lai, AFC Asian Cup hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và mang lại những phút giây hào hứng cho người hâm mộ bóng đá châu Á.

Và kỳ Asian Cup 2023 tại Qatar vào đầu năm 2024, Dudoanbongda sẽ đem đến cho người xem những bữa tiệc bóng đá mãn nhãn với sự xuất hiện của các siêu sao đình đám như Takehiro Tomiyasu, Wataru Endo, Al-Dawsari, Mehdi Taremi, Son Heung Min hay Mitoma… Hãy cùng dõi theo!

Thể thức thi đấu tại Asian Cup là gì?

Kể từ năm 2019, AFC Asian Cup đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong hệ thống thi đấu, đem lại sự hấp dẫn và cạnh tranh cao hơn cho các đội tuyển tham dự.

Giải đấu hiện quy tụ tổng cộng 24 đội tuyển hàng đầu châu lục, được chia thành 6 bảng, với mỗi bảng có 4 đội.

Giai đoạn vòng bảng là cuộc chiến đầu tiên để xác định những đội xuất sắc nhất trong từng bảng. Các đội đứng đầu và đứng nhì mỗi bảng, cùng với 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất, sẽ có vé vào vòng đấu loại trực tiếp.

Thể thức thi đấu tại Asian Cup
Thể thức thi đấu tại Asian Cup

Trong trường hợp các đội có cùng điểm số, quyết định thứ tự sẽ được dựa trên nhiều yếu tố. Thứ tự ưu tiên sẽ dựa trên thành tích đối đầu giữa các đội đó. Nếu thành tích đối đầu cũng bằng nhau, hiệu số bàn thắng và số lượng bàn thắng ghi được sẽ được xem xét.

Nếu các chỉ số này vẫn bằng nhau, tiêu chí fair-play sẽ được áp dụng. Điểm fair-play được tính dựa trên số thẻ vàng và thẻ đỏ mà đội tuyển đã nhận trong suốt giải đấu.

Một thẻ vàng bị trừ 1 điểm, thẻ đỏ trực tiếp và 2 thẻ vàng liên tiếp sẽ trừ 3 điểm, và trường hợp nhận một thẻ vàng sau đó là thẻ đỏ trực tiếp bị trừ 4 điểm.

Khi bước vào vòng loại trực tiếp, mỗi đội tuyển sẽ được phép thực hiện tối đa 6 quyền thay người nếu trận đấu bước vào hiệp phụ (5 trong thời gian thi đấu 90 phút).

Một điểm thay đổi quan trọng kể từ Asian Cup 2019 là loại bỏ trận tranh hạng ba. Trước đây, hai đội thua ở bán kết sẽ đối đầu để tranh giành vị trí thứ ba trong giải đấu. Tuy nhiên, giờ đây, vòng chung kết Asian Cup là gì sẽ không còn trận đấu này, dồn tất cả sự chú ý về trận đấu cuối cùng tranh ngôi vô địch.

Các nhà vô địch Asian Cup trong lịch sử

Như Xoilac Live đã giới thiệu về Asian Cup là gì? Sau hai năm kể từ khi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ra đời vào năm 1954, Asian Cup đã xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 1956, biến nó trở thành một giải đấu bóng đá lâu đời thứ hai trên thế giới cấp độ châu lục, chỉ sau Copa America của Nam Mỹ (thành lập năm 1916).

Ban đầu, giải đấu chỉ có sự tham gia của 4 đội tuyển và tuân theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm trong 3 vòng chung kết đầu tiên cho đến năm 1964.

Trong giai đoạn ban đầu, các đội tuyển quốc gia mạnh chưa thực sự quan tâm đến giải đấu này, họ tập trung chủ yếu vào các đấu trường Olympic và Asiad.

Điều này dẫn đến tình trạng các đội tuyển không cần tham gia giai đoạn vòng loại. Những năm đầu kỷ nguyên Asian Cup, Hàn Quốc đã giành chức vô địch hai lần vào các năm 1956 và 1960.

Sau khi Hồng Kông và Hàn Quốc đăng cai tổ chức hai kỳ đầu tiên, tới lượt Israel được chọn làm chủ nhà cho AFC Asian Cup 1964.

Giải đấu này tiếp tục sử dụng cùng một thể thức như hai kỳ trước, chỉ có bốn đội tham gia và thi đấu vòng tròn để xác định nhà vô địch. Cuối cùng, Israel đã giành chức vô địch sau ba trận toàn thắng. Tuy nhiên, Israel sau đó đã bị trục xuất và hiện không còn là thành viên của AFC.

Nhật Bản là đội tuyển giàu thành tích nhất các kỳ Asian Cup
Nhật Bản là đội tuyển giàu thành tích nhất các kỳ Asian Cup

Hiện nay, đội bóng thành công nhất trong lịch sử các kỳ Asian Cup là Nhật Bản, với tổng cộng 4 lần giành chức vô địch vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. Trong khi đó, Iran cũng để lại dấu ấn với ba lần vô địch liên tiếp vào các năm 1968, 1972 và 1976.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc và Iran, các đội Saudi Arabia, Úc, Qatar, Iraq và Kuwait cũng đã từng vô địch trong giải đấu này. Hiện tại Qatar chính là nhà đương kim vô địch sau khi vượt qua Nhật Bản 3-1 ở kỳ Asian Cup 2019.

Giải thưởng và cúp vô địch

Cúp vô địch đầu tiên (1956-2015)

Chiếc cúp vô địch đầu tiên của AFC Asian Cup có hình dạng giống một chiếc bát với đế hình tròn. Chiếc cúp này cao 42 cm và nặng 15 kg. Cho đến khi giải đấu năm 2000 kết thúc, phần đế của cúp màu đen đã được khắc tên của tất cả các quốc gia vô địch.

Phiên bản mới (2019-nay)

Phiên bản mới chiếc cúp Asian Cup 2019
Phiên bản mới chiếc cúp Asian Cup 2019

Trong lễ bốc thăm vòng bảng năm 2019 tại Burj Khalifa ở Dubai, phiên bản chiếc cúp mới do Thomas Lyte chế tác đã được công bố.

Chiếc cúp mới này cao 78 cm, rộng 42 cm và nặng 15 kg. Thiết kế của chiếc cúp lấy cảm hứng từ hoa sen, một loài thực vật thủy sinh mang tính biểu tượng của châu Á.

Năm cánh hoa sen tượng trưng cho năm tiểu liên đoàn trực thuộc AFC. Tên của các quốc gia vô địch được khắc xung quanh đế cúp, và chúng có thể tách rời khỏi thân chính của cúp.

Không giống với phiên bản trước đó, chiếc cúp mới có một tay cầm ở mỗi bên, tạo nên một diện mạo độc đáo và đẳng cấp.

Bên cạnh việc nhận cúp, đội vô địch giải đấu Asian Cup là gì cũng được trao phần thưởng tiền mặt lên đến 5 triệu USD từ AFC. Đội á quân giành 3 triệu USD trong khi hai đội thua bán kết nhận mỗi đội 1 triệu USD.

Các đội tuyển tham dự cũng được thưởng dựa vào thành tích thi đấu của họ. Tổng giải thưởng của AFC Asian Cup năm 2019 đã lên đến gần 15 triệu USD, tạo thêm sự cạnh tranh và động viên cho tất cả các đội tham dự.

Thành tích của bóng đá Việt Nam

Ở vòng chung kết Asian Cup 2007 diễn ra trên sân nhà, những chiến binh Sao Vàng đã tạo nên một bất ngờ lớn. ĐT của chúng ta có lần đầu tiên vượt qua vòng bảng và lọt vào đến vòng tứ kết.

Một thành tích rất đáng tự hào, đánh dấu lần đầu tiên ĐT Việt Nam trở lại đấu trường châu lục kể từ sau năm 1975. Chúng ta cũng là đội tuyển duy nhất trong số 4 đội Đông Nam Á chủ nhà năm ấy, có được thành tích này.

ĐTQG Việt Nam để lại ấn tượng mạnh mẽ ở kỳ Asian Cup 2019
ĐTQG Việt Nam để lại ấn tượng mạnh mẽ ở kỳ Asian Cup 2019

Đến Asian Cup 2019, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo, Binh đoàn Rồng Vàng lại một lần nữa làm nên kỳ tích.

Mặc dù nằm chung bảng với hai đội tuyển đã từng đăng quang chức vô địch, Iran và Iraq, nhưng ĐT Việt Nam đã thể hiện những màn trình diễn ấn tượng. Mặc dù không thể vượt qua Nhật Bản tại vòng tứ kết, nhưng chiến tích ấy cũng khiến người hâm mộ bóng đá nước nhà tự hào.

Giải đấu châu lục 4 năm về trước là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao danh tiếng và định vị của bóng đá Việt Nam trên bản đồ bóng đá thế giới.

Vòng chung kết Asian Cup 2023 tới đây trên đất Qatar sẽ là lần thứ 18 giải đấu được diễn ra và là cơ hội cho ĐT Việt Nam chúng ta tái hiện kỳ tích và thậm chí tiến xa nhất có thể. Hy vọng Quang Hải cùng đồng đội sẽ thi đấu thành công và làm rạng danh bóng đá nước nhà.

Đầu năm 2024, cúp vô địch châu Á sẽ chính thức diễn ra và bạn đừng quên đồng hành cùng nền tảng trực tiếp bóng đá Dudoanbongda để cổ vũ cho ĐTQG Việt Nam nhé.